Nguyên nhân bé bị ho và nôn khi ngủ đêm & cách chữa trị hiệu quả: Trẻ bị ho và nôn trớ nhiều khiến bố mẹ lo lắng tìm hiểu nguyên nhân, cách chữa trị, cách chăm sóc, nên cho ăn gì rồi các thông tin như bé bị nôn và ho như thế có biến chứng gì không, có nguy hiểm không? tất cả được baotuoitre.net cập nhật thông tin qua bài viết sau đây + Nguyên nhân bé bị ho và nôn khi ngủ đêm Ho là...

Bài viết cùng chủ đề

  • Tuổi thìn sinh con năm 2020 tam hợp có bị làm sao không?
  • Tuổi Thân sinh con năm 2020 có tốt không? sinh con trai tốt hay con gái?
  • Địa chỉ khám thai ở Đà Nẵng ở đâu tốt? giá khám thai tại Đà Nẵng bao nhiêu?
  • Bố mẹ tuổi Thìn sinh con năm 2020 có tốt không? Nên sinh vào tháng nào đẹp nhất?
  • Tuổi Bính Tý 1996 sinh con 2020 Canh Tý có tốt không? sinh tháng mấy tốt nhất?
  • Nguyên nhân bé bị ho và nôn khi ngủ đêm & cách chữa trị hiệu quả: Trẻ bị ho và nôn trớ nhiều khiến bố mẹ lo lắng tìm hiểu nguyên nhân, cách chữa trị, cách chăm sóc, nên cho ăn gì rồi các thông tin như bé bị nôn và ho như thế có biến chứng gì không, có nguy hiểm không? tất cả được baotuoitre.net cập nhật thông tin qua bài viết sau đây

    Loading...

    + Nguyên nhân bé bị ho và nôn khi ngủ đêm

    Ho là biểu hiện thông thường của cơ thể nhằm bảo vệ sức khỏe, nhưng đôi khi cũng là dấu hiệu cho thấy tình trạng nguy hiểm cần đưa trẻ đến bệnh viện. Trẻ sơ sinh thường bị ho nhiều hơn vào mùa thu, đông, khi tiết trời se lạnh, không khí khô hanh. Mùa thu cũng là thời điểm lá rụng, các vi khuẩn nấm mốc phát tán nhiều trong không khí gây ảnh hưởng đến hô hấp của trẻ.

    Ho và nôn trớ là các triệu chứng phổ biến nhất khi trẻ bị ốm bệnh. Mặc dù vậy, chúng thường xuất hiện riêng rẽ chứ ít khi đi cùng nhau

    trẻ bị ho và nôn, trẻ bị ho và nôn về đêm, trẻ bị ho và nôn trớ ban đêm, trẻ bị ho và nôn buổi đêm, cách chữa trị trẻ bị ho và nôn 1

    Chẳng hạn như ho đi kèm với đau họng và nghẹt mũi – biểu hiện thường gặp khi bị cảm lạnh hoặc cảm cúm; trong khi đó nôn thường đi kèm với đau bụng. Đó còn chưa kể, chúng lại hay xuất hiện vào ban đêm, khiến cho việc chẩn đoán bệnh trở nên khó khăn hơn.

    Ho có thể kích hoạt nôn khi trẻ nuốt quá nhiều dịch nhầy từ xoang mũi và phổi vào trong dạ dày. Đa số các trường hợp, khi ho giảm dần thì triệu chứng nôn cũng sẽ chấm dứt. Ngược lại, khi trẻ bị nôn trớ hoặc nôn mửa quá nhiều cũng có thể kích hoạt phản ứng ho. Lý do là bởi : một số chất nhầy, thức ăn, dịch vị,…khi bị trào ngược lên thực quản và miệng, nó sẽ kích thích đường thở, thậm chí có thể trào lên tận mũi. Kết quả là phản xạ ho xuất hiện.

    Nếu trẻ thường bị nôn vào ban đêm, rất có thể do thức ăn ở bữa tối có vấn đề và phải một lúc sau (lúc ngủ) cơ thể mới bắt đầu phản ứng. Ngoài ra, cũng có thể liên quan đến căng thẳng kéo dài và những giấc mơ (trẻ lớn).

    Nguyên nhân bé bị ho ban đêm phổ biến

    • Cảm lạnh và cảm cúm là nguyên nhân thường gặp nhất nếu con của bạn bị ho và nôn vào ban đêm; hoặc là vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày.
    • Ho thường là do trẻ bị nhiễm trùng ở đường hô hấp. Ho có thể kéo dài liên tục trong nhiều ngày liền.
    • Trong khi đó, nôn mửa (không phải nôn trớ) thường liên quan đến các bệnh nhiễm trùng ở đường tiêu hóa và nó xuất hiện khá lẻ tẻ, 1-2 lần/ngày và sẽ chấm dứt ngay sau đó.
    • Ho khan hiếm khi kèm theo nôn mửa, nhưng ho có đờm thì có thể kích hoạt sự nôn.

    Nguyên nhân trẻ ho và nôn ít phổ biến

    • Ho gà là một căn bệnh nhiễm trùng ít phổ biến trong xã hội hiện đại do sự xuất hiện của vắc xin. Nó gây ra những cơn ho nặng kéo dài dai dẳng và nôn mửa kèm theo đó, đặc biệt là với trẻ nhỏ.
    • Viêm phổi, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản thường ảnh hưởng nghiêm trọng đến trẻ nhỏ từ 2 tuổi trở xuống, những bệnh này khiến trẻ bị ho dữ dội, nôn nặng và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được chăm sóc đúng cách.

    + Trẻ bị ho xong nôn có nguy hiểm không?

    Về vấn đề này thì mẹ không cần lo lắng vì bị viêm họng là chuyện bình thường “như cơm bữa” của trẻ ở độ tuổi này. Nếu bé bị ho kèm nôn khoảng 4 – 5 lần/ 2 tuần thì không sợ đâu các mẹ nhé! Chỉ cần mẹ có cách vệ sinh mũi họng cho trẻ sạch sẽ thì bệnh sẽ đỡ hơn.

    trẻ bị ho và nôn, trẻ bị ho và nôn về đêm, trẻ bị ho và nôn trớ ban đêm, trẻ bị ho và nôn buổi đêm, cách chữa trị trẻ bị ho và nôn 2

    Tuy nhiên, mẹ chú ý dấu hiệu bé ho nhiều, kéo dài kèm hiện tượng nôn với biểu hiện sốt, co giật, phát ban, đau bụng quằn quại, bụng trướng thì mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ ngay vì tình trạng không chỉ dừng lại ở việc viêm họng mà rất có thể bé đang bị bệnh nhiễm trùng dạ dày, ngộ độc thức ăn, viêm màng não, viêm ruột thừa,…

    + Cách chữa trị bệnh bé bị ho và nôn về đêm

    trẻ bị ho và nôn, trẻ bị ho và nôn về đêm, trẻ bị ho và nôn trớ ban đêm, trẻ bị ho và nôn buổi đêm, cách chữa trị trẻ bị ho và nôn 3

    Trẻ bị ho và nôn về đêm cũng có một phần nguyên nhân do dị ứng nên cha mẹ cần phải quan tâm đến sức khỏe của trẻ nhiều hơn. Không nên để trẻ tiếp xúc với các loại thực phẩm cũng như tới nguồn gây ra bệnh dị ứng. Dùng nước xả vải nhẹ nhàng, ít mùi để làm sạch và lưu mùi thơm trên quần áo cho trẻ.

    Một số loại thuốc dân gian chữa bệnh bệnh trẻ bị ho và nôn về đêm

    • 1/ Nấu cháo gừng hành cho trẻ bị ho và nôn về đêm vừa làm ấm bụng, phòng chống các bệnh về đường hô hấp, vừa trị phong hàn. Cách nấu vô cùng đơn giản: Ta chuẩn bị gạo tẻ 50 gam, gừng 5 lát, hành 5 cây cùng với một thìa dấm gạo, nấu đến khi cháo sắp nhừ cho hành, gừng, dấm vào quấy đều, dùng luôn khi còn nóng.
    • 2/ Canh trứng nấu với mật ong là một ón thuốc chủ yếu chữa ho đêm. Cách nấu: ta đun sôi 300 ml nước, sau đó đánh một quả trứng và đổ vào nồi nước đang sôi rồi cho một thìa mật ong vào là được.
    • 3/ Bách hợp nấu chè đỗ xanh là món ăn thích hợp cho trẻ bị ho và nôn về đêm. Cách nấu: ta chuẩn bị 50 gam bách hợp cùng với 30 gam đỗ xanh. Ninh đỗ mềm rồi cho bách hợp vào, nấu cho đến khi đỗ nhừ thêm một ít mật ong vào là được. Tuy nhiên nếu trẻ nhà bạn dưới 1 tuổi thì không nên cho mật ong vào nhé, vì trẻ dưới 1 tuổi chưa thể sử dụng mật ong.
    • 4/ Xuyên bối mẫu nấu với lê thích hợp với trẻ bị ho và nôn về đêm, ho kèm theo nhiều đờm. Cách nấu rất đơn giản, ta dùng một quả lê, bột xuyên bối mẫu, cùng 15 gam đường phèn. Lê gọt vỏ, nấu chung với xuyên bối và đường phèn đến khi nhừ là có thể dùng được.

    Các dấu hiệu của ho cần phải dùng thuốc chỉ định của bác sĩ

    PGS Dũng cho biết, ho có nhiều nguyên nhân và tuỳ vào từng nguyên nhân bác sĩ sẽ chỉ định thuốc cho phù hợp. Nếu bố mẹ quá sốt ruột cũng có thể tuỳ vào nguyên nhân chọn mua thuốc cho trẻ. Tuy nhiên, chú ý kỹ từng tá dược trong thuốc và tác dụng của nó.

    Ho do nhiễm khuẩn hô hấp trên: Triệu chứng trẻ ho dữ dội, đặc biệt ho về đêm khi nằm ngủ kèm theo chảy nước mũi. Nhưng ho này không qúa nguy hiểm vì ho do vi rút và tự khỏi là chính. Tuyệt đối không được sử dụng kháng sinh vì càng dùng kháng sinh càng không khỏi.

    trẻ bị ho và nôn, trẻ bị ho và nôn về đêm, trẻ bị ho và nôn trớ ban đêm, trẻ bị ho và nôn buổi đêm, cách chữa trị trẻ bị ho và nôn 4

    Phụ huynh cho thể cho con uống thuốc ho si rô, hoặc các loại thuốc ho tự chế từ thảo dược như mật ong ngâm chanh đào, lá hẹ, vỏ quýt hấp mật ong, hoa hồng hấp đường phèn… Nếu kèm theo sốt thì uống thuốc hạ sốt, xịt mũi cho hết viêm mũi. Trẻ ho do bị viêm mũi dị ứng: Đây là dạng ho hay gặp nhất mặc dù có những trẻ không bị chảy dịch mũi nhưng vẫn bị ho dai dẳng không khỏi.

    Lúc này, trẻ cần xịt thuốc chữa dị ứng mũi sẽ làm giảm cơn ho. Hoặc dùng thuốc có Clopheniramine, thuốc Diphenhydramin sẽ mang lại tác dụng chữa ho do viêm mũi dị ứng. Thuốc thường được phối hợp với một số chế phẩm khác để điều trị ho và cảm lạnh.

    Tuy nhiên, loại thuốc này lại không dùng được cho bệnh nhân ho do viêm phế quản, viêm phổi hoặc trong cơn hen phế quản cấp vì có thể làm quánh niêm mạc dịch, dễ dẫn đến suy thở hoặc có tác dụng phụ như gây khô miệng, buồn ngủ hoặc làm một số trẻ ăn kém hơn. Chính vì thế, bác sĩ khuyến cáo cha mẹ cần đưa trẻ đến khám để được bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân ho và kê đơn.

    Trường hợp ho do viêm phổi, viêm phế quản: Dấu hiệu ho ít, húng hắng, không ho dữ dội nhưng kèm theo dấu hiệu lõm ngực, phồng lên thay đổi theo nhịp thở, thi thoảng môi tím tái. Khi đó hãy cho trẻ tới các cơ sở y tế.

    Ở nhóm này có rất nhiều nhóm thuốc ho, trong đó nhóm thuốc ho long đờm với Acetylcystein có tác dụng tiêu chất nhày, làm giảm độ đặc quánh của đờm ở phổi bằng cơ chế kích thích để bệnh nhân dễ ho tống đờm ra ngoài. Khi uống trẻ vẫn ho bình thường nhưng bố mẹ không nên quá lo lắng bởi ho để tống hết đờm ra ngoài.

    Ngoài ra, trẻ có thể sử dụng thuốc có hoạt chất carbocysteine cũng có tác dụng làm loãng chất tiết phế quản, giảm độ quánh và đặc của đờm làm cho bệnh nhân dễ dàng ho, bật ra đờm.

    + Trẻ bị ho & nôn trớ nhiều nên ăn gì?

    trẻ bị ho và nôn, trẻ bị ho và nôn về đêm, trẻ bị ho và nôn trớ ban đêm, trẻ bị ho và nôn buổi đêm, cách chữa trị trẻ bị ho và nôn 5

    1/ Các món ăn nhiều nước, dễ tiêu có lợi cho trẻ bị ho: Trẻ rất cần ăn những món có nhiều nước, dễ tiêu nhưng cũng đầy đủ dưỡng chất như súp, cháo, sữa… Nên cho trẻ ăn những thực phẩm giàu sinh tố A, giàu chất kẽm và chất sắt như: các loại thịt bò, gà, trứng, rau có màu xanh, đỏ.

    2/ Nước đu đủ hiệu quả trong điều trị ho: hoa đu đủ đực 15g, lá chanh 10g, đường phèn 30g. Hoa đu đủ đực, lá chanh rửa sạch thái nhỏ, cùng đường phèn cho vào bát đem hấp cách thủy. Khi hoa đu đủ, lá chanh chín, dùng vải mỏng vắt lấy nước bỏ bã. Uống mỗi lần 4 thìa cà phê, cách 2 giờ uống một lần, cần uống liền 4 – 5 ngày.

    3/ Trẻ bị ho điều trị bằng nước lá mơ lông: lá mơ lông 20g, vỏ quýt tươi 10g, mật ong 1 thìa cà phê. Lá mơ lông rửa sạch, cùng vỏ quýt giã nhỏ lọc bằng nước sôi để nguội lấy 200ml nước thuốc, cho mật ong vào quấy đều, chia 3 lần uống trong ngày, cần uống liền 3 – 5 ngày.

    4/ Nước hoa cúc vạn thọ điều trị ho ở trẻ em: hoa cúc vạn thọ 20g, vỏ quýt khô 5g, đường phèn 20g. Vỏ quýt khô thái nhỏ cho vào bát cùng với hoa cúc vạn thọ và đường phèn, đem hấp cách thủy. Khi đường tan hết, hoa cúc chín, dùng khăn vắt kỹ lấy nước, bỏ bã. Uống mỗi lần 1 thìa cà phê, ngày uống 4 – 5 lần cách xa bữa ăn. Cần uống liền 3 – 5 ngày.

    5/ Trẻ bị ho nên trứng vịt hấp: trứng vịt 3 quả, lá hẹ 10g, đường phèn 20g. Lá hẹ rửa sạch thái nhỏ cho vào bát to cùng với đường phèn, đập trứng vào quấy đều, đem hấp cách thủy cho chín. Ăn ngày 1 lần lúc đói vào buổi sáng. Cần ăn 3 – 5 ngày.

    6/ Cháo tía tô cũng có tác dụng điều trị ho: lá tía tô tươi 20g, gừng tươi 2g, đường phèn 20g, gạo 50g. Lá tía tô rửa sạch thái nhỏ, gừng rửa sạch giã nhỏ. Gạo vo sạch nấu cháo, cháo chín cho tía tô, gừng, đường phèn vào quấy đều, sôi lại là được, chia ăn 2 lần trong ngày lúc đói, ăn liền 3 – 5 ngày.

    + Các biến chứng khi bé bị ho nôn trớ vào ban đêm

    Nếu ho kéo dài trên 1 tuần, trẻ có thể bị chảy dịch từ mũi sau mãn tính do chất nhầy tích tụ trong các xoang và chảy xuống cổ họng, tạo ra một cảm giác kích thích gây nên ho. Người bệnh cũng có thể bị chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi (dị ứng hoặc các triệu chứng cảm lạnh kéo dài) và viêm họng. bạn cần chú ý đến màu sắc của chất nhầy như: ho ra đờm màu vàng hoặc màu xanh là do mắc bệnh nhiễm trùng như viêm xoang. Trong trường hợp đó, bạn cần dùng kháng sinh.

    trẻ bị ho và nôn, trẻ bị ho và nôn về đêm, trẻ bị ho và nôn trớ ban đêm, trẻ bị ho và nôn buổi đêm, cách chữa trị trẻ bị ho và nôn 6

    1/ Ho kèm theo khó thở hoặc thở khò khè: Đặc trưng của trẻ mắc bệnh hen suyễn là các triệu chứng như thở khò khè và khó thở. Nhưng một trẻ bị bệnh hen suyễn có thể xuất hiện triệu chứng ho dai dẳng và thường nặng hơn vào ban đêm, trong hoặc ngay sau khi vận động, khi hít không khí lạnh hoặc khi tiếp xúc chất gây dị ứng, giống như lông vật nuôi hoặc phấn hoa.

    • Điều trị: Bác sĩ kiểm tra hơi thở để chẩn đoán hen suyễn hoặc sử dụng thuốc xịt, thuốc hít (theo chỉ định của bác sĩ) 2 lần/ngày trong một vài tuần để giảm ho.

    2/Ho kèm nôn trớ: Trường hợp trẻ ho về đêm và kèm theo nôn trớ nhiều, nhưng không sốt thì đó có thể là biểu hiện của trào ngược dịch dạ dày. Cơn ho thường xuất hiện sau bữa ăn, khi ngủ, hoặc vào buổi sáng…

    • Điều trị: Để giảm tình trạng GERD, trẻ khi ngủ cần phải kê cao đầu, hạn chế ăn quá no gần giờ đi ngủ

    3/ Viêm phổi: Ho có thể báo hiệu một căn bệnh nghiêm trọng hơn là bệnh viêm phổi. Viêm phổi phát triển khi bệnh nhiễm trùng hô hấp lan đến phổi gây khó thở và ho. Tình trạng này có thể đe dọa tính mạng bệnh nhân trong một vài ngày. Nếu trẻ ho, sốt, khó thở, thở nhanh, tím tái, rút lõm lồng ngực… là dấu hiệu viêm phổi nặng, cần đưa trẻ đi thăm khám ngay lập tức.

    • Điều trị: Chụp X-quang để chẩn đoán bệnh viêm phổi chính xác. Khi xác định đúng bệnh viêm phổi thì cần được điều trị bằng thuốc kháng sinh.

    4/ Bệnh ho gà: Bệnh ho gà rất dễ lây và ai cũng có nguy cơ mắc bệnh, thậm chí ngay cả khi con bạn đã được tiêm phòng.

    • Điều trị: Nếu ho trong 3 tuần, uống kháng sinh có thể làm giảm triệu chứng, tránh lây lan vi khuẩn cho người khác bởi ho gà là bệnh nhiễm trùng có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, thậm chí tử vong ở trẻ em

    Ngoài ra, trường hợp trẻ ho kèm theo có co thắt, mỗi lần ho bé tím tái lại thì có thể cơ thể có dị vật gì đó trên đường thở, cũng cần ngay lập tức phải đưa trẻ đến bệnh viện. Còn ho kèm nhiều đờm, trong ngực nghe tiếng rên rít thì là biểu hiện của viêm phế quản hay hen phế quản. Trẻ ho, khò khè là triệu chứng hay gặp nhất ở trẻ bị viêm tiểu phế quản.

    + Cách chăm sóc cho trẻ bị ho và nôn 

    Trẻ với hệ miễn dịch cơ thể vẫn chưa hoàn thiện rất dễ gặp phải các vấn đề về đường hô hấp khi thời tiết thay đổi. Các bệnh tiêu biểu mà trẻ hay mắc là ho, hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi, … Trong thời gian bị bệnh trẻ cần được chăm sóc và bảo vệ đúng cách để trẻ nhanh chóng được bình phục.

    trẻ bị ho và nôn, trẻ bị ho và nôn về đêm, trẻ bị ho và nôn trớ ban đêm, trẻ bị ho và nôn buổi đêm, cách chữa trị trẻ bị ho và nôn 7

    1/ Chia nhỏ thành nhiều bữa ăn: Khi bị bệnh trẻ thường biếng ăn, biếng bú. Các ông bố bà mẹ cần phải kiên trì, khuyến khích và cho trẻ ăn, bú nhiều lần trong ngày. Trẻ bị ho không nên cho ăn quá no như vậy rất dễ khiến trẻ bị nôn trớ. Nên nấu cho trẻ các loại món dễ ăn như bột, cháo… và đảm bảo đủ 4 nhòm chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của trẻ.

    2/ Cho trẻ uống đủ nước: Khi cơ thể trẻ bị ốm sẽ bị mất nước, cần đảm bảo đủ nước cho cơ thể trẻ. Nếu trẻ ho nhiều, có thể cho trẻ uống thuốc ho từ nguồn gốc thảo dược hoặc tự chế như mật ong, tắt chứng hay các loại nước chữa ho từ rau má, nhọ nồi, dấp cá…

    3/ Giữ ấm thân thể trẻ: Tránh để bị lạnh, bị ẩm đột ngột, kéo dài trong mùa lạnh, đặc biệt là vùng cổ họng của trẻ, khi trẻ bị ho nên đeo quấn khăn vào cổ để có trẻ giữ ấm cho cổ họng..

    4/ Vệ sinh cá nhân cho trẻ: Trẻ bị ho cần được đảm bảo vệ sinh cá nhân cũng như môi trường sống của trẻ, tránh để trẻ tiếp xúc với các chất bẩn, rất dễ làm tình trạng nặng hơn. Tuyệt đối không để trẻ ngậm các loại đồ chơi nhựa thiếu vệ sinh trong miệng.

    5/ Làm sạch và thông thoáng mũi: Trẻ bị ho kèm theo đó là ngạt mũi, chảy nước mũi vì vậy cần được làm sạch đúng cách. Không nên dùng miệng để mút mũi trẻ rất dễ nhiễm khuẩn, không dùng móng tay để lấy hỉ mũi làm tổn thương cơ mũi trẻ. Nên dùng các loại khăn xếp mềm để đưa vào mũi, làm sạch mũi trẻ. Trong trường hợp trẻ bị ngạt mũi nặng có thể dùng dung dịch natriclorua dưới 0,9% nhỏ từ 2-3 giọt mỗi bên sau đó dùng khăn mềm lau sạch đẻ rửa và làm sạch mũi.

    Đối với trẻ bị ho vì cảm cúm thông thường nếu được chăm sóc đúng cách trẻ sẽ bình phục hoàn toàn trong vòng từ 5 đến 7 ngày. Tuy nhiên nếu trẻ bị ho cùng với các triệu trứng nguy hiểm sau thì các ông bố bà mẹ cần phải đưa trẻ đến bệnh viện, cơ sở y tế càng sớm càng tốt để trẻ được kiểm tra và điều trị thích hợp nhất.

    Tags: trẻ bị ho và nôn, trẻ bị ho và nôn về đêm, trẻ bị ho và nôn trớ ban đêm, trẻ bị ho và nôn buổi đêm, cách chữa trị trẻ bị ho và nôn

    Loading...

    Bình luận
    0

    Bình luận

    Đăng bình luận

    Bài viết liên quan