Bé bị vàng da: Nguyên nhân, triệu chứng nên ăn gì để chữa bênh: khi trẻ bị bệnh vàng da khiến bố mẹ luôn lo lắng không biết có ảnh hưởng rồi triệu chứng gì cho con, rồi nên cho con ăn gì, cách chữa bệnh vàng da cho trẻ như thế nào. đấy là những điều các bố mẹ lo lắng dù là trẻ sơ sinh 1 tháng hay một tuổi cũng cần cách chăm sóc đúng cả đấy. Hãy cùng baotuoitre.net tham khảo bài viết...

Bài viết cùng chủ đề

  • Tuổi thìn sinh con năm 2020 tam hợp có bị làm sao không?
  • Tuổi Thân sinh con năm 2020 có tốt không? sinh con trai tốt hay con gái?
  • Địa chỉ khám thai ở Đà Nẵng ở đâu tốt? giá khám thai tại Đà Nẵng bao nhiêu?
  • Bố mẹ tuổi Thìn sinh con năm 2020 có tốt không? Nên sinh vào tháng nào đẹp nhất?
  • Tuổi Bính Tý 1996 sinh con 2020 Canh Tý có tốt không? sinh tháng mấy tốt nhất?
  • Bé bị vàng da: Nguyên nhân, triệu chứng nên ăn gì để chữa bênh: khi trẻ bị bệnh vàng da khiến bố mẹ luôn lo lắng không biết có ảnh hưởng rồi triệu chứng gì cho con, rồi nên cho con ăn gì, cách chữa bệnh vàng da cho trẻ như thế nào. đấy là những điều các bố mẹ lo lắng dù là trẻ sơ sinh 1 tháng hay một tuổi cũng cần cách chăm sóc đúng cả đấy. Hãy cùng baotuoitre.net tham khảo bài viết bé bị vàng da sau đây nhé

    Loading...

    + Nguyên nhân bé bị vàng da

    Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh là căn bệnh khiến cho da và lòng trắng trong mắt của trẻ sơ sinh có màu vàng. Đó là một dấu hiệu cho thấy có quá nhiều bilirubin trong máu của trẻ.

    Vàng da thường xuất hiện trong 5 ngày đầu tiên sau khi trẻ được ra đời. Nhiều trẻ sơ sinh đã rời bệnh viện trước khi có những dấu hiệu của bệnh vàng da. Vì vậy, các bác sĩ có thể sẽ kiểm tra lại cho bé khi bé được 3-5 ngày tuổi.

    trẻ bị vàng da, bé bị vàng da, trẻ bị vàng da có sao không, trẻ bị vàng da có nguy hiểm không, bé bị vàng da nên ăn gì, cách chữa bệnh vàng da ở trẻ 6

    Vàng da là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh với sự gia tăng nồng độ chất bilirubin trong máu. Theo số liệu nghiên cứu, có đến 25-50% trẻ sơ sinh đủ tháng và 80% trẻ sinh non bị vàng da. Vàng da ở trẻ sơ sinh có hai loại, đó là vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý.

    + Vàng da sinh lý: Đặc điểm của vàng da sinh lý là vàng da xảy ra vào ngày thứ 2 hoặc 3 trở đi, vàng da này mức độ nhẹ, chỉ thấy vàng mắt, vàng mặt và ngực. Em bé vẫn bú tốt, khỏe mạnh. Vàng da tự hết nếu cho trẻ bú đủ sữa. Đối với trẻ đủ tháng, vàng da sinh lý tự khỏi trong vòng 1 tuần sau sinh và 2 tuần sau sinh đối với trẻ non tháng.

    + Vàng da bệnh lý: Đặc điểm của vàng da bệnh lý là vàng da có thể xuất hiện sớm trong vòng 24 giờ đầu sau sinh. Vàng da mức độ nặng hơn vàng da sinh lý. Vàng da bệnh lý tiến triển nhanh hoặc kéo dài hơn vàng da sinh lý. Trẻ có thể bú kém, lừ đừ, gan lách to, thậm chí co gồng và ngưng thở khi vàng da đã quá nặng, ảnh hưởng đến não.

    Một số nguyên nhân gây vàng da ở trẻ sơ sinh thường gặp: Bất đồng nhóm máu mẹ con (ABO, Rh), bệnh lý tan máu (thiếu men G6PD, hồng cầu hình liềm, bệnh thalassemia, nhiễm trùng), xuất huyết dưới da, chậm đi phân su, nhiễm virus bào thai, bệnh lý gan mật bẩm sinh (teo đường mật, giãn đường mật).

    + Triệu chứng của bệnh vàng da ở trẻ

    Hầu hết trẻ sơ sinh đều bị vàng da ở mức độ nhẹ. Sau đó các triệu chứng sẽ giảm dần và biến mất hẳn trong vòng một hoặc hai tuần mà không gây ra vấn đề gì. Nhưng vàng da cũng nên được theo dõi sát sao.

    trẻ bị vàng da, bé bị vàng da, trẻ bị vàng da có sao không, trẻ bị vàng da có nguy hiểm không, bé bị vàng da nên ăn gì, cách chữa bệnh vàng da ở trẻ 33

    Trong một vài trường hợp hiếm gặp, nếu nồng độ bilirubin vẫn duy trì ở mức cao và không được điều trị, nó có thể gây ra tổn thương não (được gọi là kernicterus). Điều này có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng xấu đến trẻ suốt đời.

    + Bé bị vàng da có ảnh hưởng gì không? có biến chứng gì không?

    Theo các chuyên gia nhi khoa, vàng da ở trẻ sơ sinh vô cùng nguy hiểm nếu các bà mẹ không biết để điều trị kịp thời sẽ để lại di chứng nặng nề hoặc ảnh hưởng đến tính mạng.

    PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, vàng da bệnh lý thường xuất hiện ở trẻ sinh non, trẻ đẻ ngạt, do bất đồng nhóm máu mẹ – con hệ ABO. Chẳng hạn như mẹ nhóm máu O, con nhóm máu A hoặc B…); bất đồng nhóm máu mẹ – con hệ Rh…

    trẻ bị vàng da, bé bị vàng da, trẻ bị vàng da có sao không, trẻ bị vàng da có nguy hiểm không, bé bị vàng da nên ăn gì, cách chữa bệnh vàng da ở trẻ 4

    Theo BS Dũng, vàng da sinh lý chuyển sang vàng da bệnh lý rất mong manh và thường khó nhận diện do nhiều trẻ không có các dấu hiệu chỉ điểm như: kích thích, vật vã hoặc li bì, bỏ bú mà đôi khi trẻ vẫn bú, vận động và ngủ bình thường. Khi xuất hiện những dấu hiệu lâm sàng điển hình như tăng trương lực cơ, rối loạn hô hấp, co giật, li bì hoặc khóc thét thì đã rất nặng.

    “Trẻ bị vàng da sơ sinh bệnh lý nếu không được điều trị kịp thời, chỉ trong 7 ngày đầu đời, chất bilirubin sẽ qua hàng rào máu não gây hội chứng vàng da nhân não, để lại nhiều di chứng về thần kinh hết sức trầm trọng mà không thể phục hồi như: điếc, chậm phát triển về vận động và trí tuệ”- BS Dũng nói.

    BS Dũng khuyến cáo, tuy nguy hiểm nhưng việc theo dõi và phát hiện các dấu hiệu vàng da bệnh lý lại không quá khó nếu các bà mẹ biết các kỹ năng đơn giản sau: tập trung theo dõi sát con trong 7 ngày đầu đối với tất cả các trẻ sinh non hoặc sinh thường. Đánh giá vàng da ở trẻ sơ sinh dưới ánh sáng tự nhiên (ánh sáng trời).

    + Cách chữa bệnh vàng da cho trẻ 

    Để xác định chính xác trẻ bị bệnh vàng da húng ta không nên quan sát dưới ánh đèn neon hoặc đèn thường vì sẽ không xác định được rõ trẻ có vàng da hay không. Để phát hiện trẻ có bị vàng da hay không, BS Dũng hướng dẫn các bạn mẹ dùng ngón tay trỏ ấn nhẹ từ trên mặt da giữ vài giây sau đó quan sát độ vàng của da ở vùng da vừa mới ấn nhẹ ngón tay xuống. Theo baotuoitre.net bạn nên quan sát da trẻ theo thứ tự từ trên xuống dưới: Bắt đầu từ trán – ngực – bụng – đùi – cẳng chân.

    trẻ bị vàng da, bé bị vàng da, trẻ bị vàng da có sao không, trẻ bị vàng da có nguy hiểm không, bé bị vàng da nên ăn gì, cách chữa bệnh vàng da ở trẻ 1

    Vàng da bệnh lý do tăng bilirubin gián tiếp

    • Chiếu đèn là phương pháp điều trị đơn giản, an toàn và hiệu quả. Mục tiêu của phương pháp này là sử dụng năng lượng ánh sáng xuyên qua da giúp chuyển hóa chất bilirubin tự do trong máu thành chất khác không độc, đào thải ra ngoài phân, nước tiểu. Khi chiếu đèn, trẻ được cởi trần, che kín mắt và bộ phận sinh dục, xoay trở để tăng diện tích da tiếp xúc với ánh sáng.
    • Thay máu được sử dụng khi trẻ vàng da mức độ nặng thất bại điều trị với liệu pháp chiếu đèn hoặc có triệu chứng thần kinh đi kèm.

    Lưu ý: Phơi trẻ dưới nắng vào buổi sáng không giúp điều trị được vàng da bệnh lý vì cường độ ánh sáng của nắng sớm quá yếu và trẻ cũng không thể tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trong thời gian dài để đạt được hiệu quả.

    Vàng da bệnh lý do tăng bilirubin trực tiếp

    Tùy theo nguyên nhân bệnh lý mà có các phương pháp điều trị khác nhau. Phẫu thuật nếu trẻ bị bệnh lý teo đường mật hoặc giãn đường mật bẩm sinh. Vàng da ở trẻ sơ sinh là căn bệnh thường thấy ở trẻ sơ sinh. Tuy đây là căn bệnh không quá nguy hiểm nhưng nếu không có biện pháp điều trị nhanh chóng thì rất dễ gây ra các biến chứng khó lường sau này.

    + Trẻ bị vàng da nên ăn gì?

    Khi trẻ sơ sinh bị vàng da, trong mọi trường hợp mẹ đều nên tích cực cho con bú để tăng cường dưỡng chất và đưa con đi khám kịp thời. Về chế độ dinh dưỡng mẹ nên ăn đa dạng các loại thực phẩm rau củ quả và uống nhiều nước để cơ thể con khỏe mạnh, sớm đẩy lui các triệu chứng của bệnh vàng da.

    trẻ bị vàng da, bé bị vàng da, trẻ bị vàng da có sao không, trẻ bị vàng da có nguy hiểm không, bé bị vàng da nên ăn gì, cách chữa bệnh vàng da ở trẻ 2

    Sau khi sinh, sản phụ nên ăn đa dạng các loại thực phẩm giàu dinh thường thuộc 4 nhóm chất: Nhóm chất bột đường; Nhóm chất đạm; Nhóm chất béo; Nhóm vitamin và khoáng chất.

    1/ Ăn nhiều trái cây có công dụng thải độc: Các loại trái cây nhiệt đới như: dưa hấu, bưởi, chanh, bơ, dứa, táo, dưa leo… có công dụng kích thích men gan, lọc thận, giải độc cơ thể rất hiệu quả. Các mẹ đừng quên bổ sung chúng vào thực đơn ăn uống hàng ngày khi cho con bú. Ngoài ra, những loại trái cây này còn giúp cân bằng độ pH trong cơ thể mẹ tạo điều kiện cho quá trình tiết sữa nuôi con diễn ra hiệu quả.

    2/ Bổ sung nhiều rau lá xanh: Rau xanh giàu vitamin, khoáng chất và là thực phẩm không thể thiếu trong mỗi bữa ăn của mẹ sau sinh. Đối với những trẻ mắc hội chứng vàng da, mẹ cần đặc biệt ưu tiên ăn nhiều loại rau lá xanh để nuôi con. Một số loại rau thông dụng ở nước ta như: cải xoăn, bắp cải, măng tây, cải xoong, bông cải xanh… Ngoài ra, ăn nhiều sả, rong biển cũng giúp nguồn sữa mẹ chất lượng hơn, đẩy lui căn bệnh vàng da ở bé.

    3/ Uống nhiều nước: Mẹ nên uống 8 cốc nước mỗi ngày (tương đương 2 – 2,5 lít nước) để thanh lọc cơ thể, giải độc gan, giúp sữa không nhiễm các chất độc hại. Trẻ bị vàng da cần tăng cường bú mẹ để cơ thể nhanh phát triển, phân giải được hết lượng bilirubin sản sinh ra trong quá trình thay mới hồng cầu.

    + Cách chăm sóc bé bị vàng da ở 1 tháng tuổi & 1 tuổi

    trẻ bị vàng da, bé bị vàng da, trẻ bị vàng da có sao không, trẻ bị vàng da có nguy hiểm không, bé bị vàng da nên ăn gì, cách chữa bệnh vàng da ở trẻ 4

    Khi trẻ bị vàng da, cha mẹ cần thực hiện sát sao các công việc sau:

    • Nhìn sát vào da bé để kiểm tra khoảng 2 lần 1 ngày để chắc chắn rằng da đang dần trở về màu bình thường. Nếu như da trẻ quá sậm màu, hãy chú ý đến lòng trắng trong mắt bé.
    • Cho bé làm các kiểm tra theo yêu cầu của bác sĩ
    • Liên hệ ngay với bác sĩ nếu tình trạng vàng da nghiêm trọng hơn sau khi trẻ được 3 ngày tuổi

    Điều tốt nhất mà bạn có thể làm để giảm hiện tượng vàng da ở trẻ là cho trẻ bú đủ để giúp cơ thể đủ khả năng đào thải bilirubin.

    • Nếu bạn nuôi con bằng sữa mẹ, trong 24 giờ nên cho con ăn khoảng 8 đến 12 lần
    • Nếu bạn cho bé ăn bằng sữa công thức, hãy theo dõi sát sao để đảm bảo cho bé ăn đủ (trong 24 giờ nên ăn khoảng 6 đến 10 lần)
    • Nếu bạn không chắc chắn là bé đã được ăn đủ sữa chưa, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ, y tá hoặc chuyên gia để được tư vấn.

    Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh không quá nguy hiểm và hoàn toàn có thể điều trị được nếu như có sự can thiệp sớm từ phía gia đình và các bác sĩ. Vì thế, các mẹ khi nuôi dạy con không nên quá lo lắng.

    Tags: trẻ bị vàng da, bé bị vàng da, trẻ bị vàng da có sao không, trẻ bị vàng da có nguy hiểm không, bé bị vàng da nên ăn gì, cách chữa bệnh vàng da ở trẻ

    Loading...

    Bình luận
    0

    Bình luận

    Đăng bình luận

    Bài viết liên quan